Ung thư lưỡi giai đoạn đầu. Ung thư lưỡi nghe có vẻ lạ nhưng trên thực tế đấy là một trong những bệnh thường gặp nhất trong các chứng ung thư ở vùng khoang miệng. Đặc biệt là ở nam giới trên 50 tuổi. Ung thư lưỡi giai đoạn đầu có thể điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng khi bệnh phát triển đến giai đoạn trầm trọng hơn thì tử vong chỉ là chuyện sớm muộn.
NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ LƯỠI GIAI ĐOẠN ĐẦU-PHÁT-CUỐI
Có khá nhiều tác nhân khác nhau gây ra căn bệnh này. Những nguyên nhân có thể từ: thói quen hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, nhai trầu….
1. Hút thuốc lá.
Thuốc lá là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh khác nhau trong đó có ung thư lưỡi. Trong thuốc lá có chứa tới hơn 200 hoạt chất có hại cho cơ thể. Và nicotin là chất gây nguy cơ ung thư cao nhất. Bởi vậy, người hút thuốc lá sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với người không hút thuốc lá.
2. Sử dụng nhiều rượu bia.
Quá trình lên men rượu bia có thể tạo nhành nhiều chất kích thích và độc hại gây ung thư. Khi sử dụng, các chất này sẽ xâm nhập vào niêm mạc lưỡi. Thời gian dài và thường xuyên sẽ gây tổn hại đến lưỡi và tạo ra các tế bào ung thư nguy hiểm. Bên canh đó, rượu bia còn có thể kích thích các gene bị ung thư phát triển và tạo ra những căn bệnh ác tính. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 70-80% bệnh nhân bị ung thư lưỡi đều nghiện bia rượu.
3. Nhai trầu:
Thói quen nhai trầu tưởng trừng như vô hại. Bởi nó là phong tục, thói quen của nhiều người bao đời này. Theo một khía cạnh nào đó, miếng trầu được coi như một phần nét đẹp văn hóa Việt. Song trên thực tế, nhai trầu lại có thể mang lại những tác hại không mong muốn.
Trầu có vị cay, đắng, nồng, chua… Phức hợp các mùi vị này có thể khiến cho lưỡi không kịp phản ứng và gây tổn thương vùng lưỡi. Vì vậy mà nhai trầu có thể là một trong những tác nhân gây ung thư lưỡi.
4. Do không giữ gìn vệ sinh răng miệng:
Chúng ta đều biết, khi răng miệng không được vệ sinh thường xuyên sẽ gây ra những hiện tượng như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, nhiễm khuẩn… Khi răng bị tổn thương, nứt vỡ sẽ tạo thành những cạnh sắc. Lưỡi ma sát có thể bị loét, tổn thương. Công thêm quá trình vệ sinh kém sẽ khiến cho vùng lưỡi bị viêm mãn tính, u lưỡi và ung thư.
5. Nhiễm virus HPV:
Ung thư lưỡi là một trường hợp ngoại lệ của những bệnh nhân vị nhiếm virus HPV. (HPV là một loại virus gây lên những căn bệnh ung thư ở người)
6. Chế độ dinh dưỡng:
Thức ăn là những thứ sẽ tiếp xúc trực tiếp với lưỡi. Khi chúng ta sử dụng những món ăn quá mặn, quá chua hoặc quá cay không chỉ ảnh hưởng tới vị giác mà còn có thể gây ung thư vùng lưỡi. Nhưng loại thực phẩm lên men như cà muối, trứng muối… cũng có thể chứa chất gây ung thư. Các chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A-D-C, sắt… cũng sẽ là tác nhân dẫn đến căn bệnh này.
7. Tiếp xúc với tia xạ:
Người thường xuyên tiếp xúc với những tia bức xạ có cường độ cao sẽ có nguy cơ mắc chứng ung thư lưỡi cao hơn so với những người không hoặc ít tiếp xúc. Bên cạnh đó, tia bức xạ cũng khiến cho bệnh phát triển nhanh và đột biến.
8. Di truyền:
Theo nghiên cứ, ung thư lưỡi có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có ai đó bị ung thư lưỡi hoặc các vấn đề nghiêm trọng ở khoang miệng. Bạn cũng nên cân nhắc để thăm khám để phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn đầu sớm.
UNG THƯ LƯỠI GIAI ĐOẠN ĐẦU CÓ TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
Giai đoạn đầu, bệnh có những biểu hiện nhất định nhưng không quá bất thượng một cách rõ nét. Vì thế rất nhiều người đã bỏ qua những triệu chứng này. Khiến cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Một số triệu chứng thường gặp khi bị ung thư lưỡi giai đoạn đầu là:
– Đau lưỡi: Triệu chứng đầu tiên và rõ nhận thấy. Cảm giác đau giống như bị nhiệt miệng, lưỡi bị đau rát như bị nổi gai hoặc có vật gì đó cọ sát.
– Xuất hiện các mảng trắng ở lưỡi kèm theo những hiện tượng khác như rát, khô lưỡi…Lưỡi dần trở nên mỏng, yếu, dễ chảy máu hoặc tổn thương khi nhai vật cứng.
– Bị loét hoặc xơ hóa không hiểu vì nguyên nhân gì. Vết loét lâu lành và rất đau đớn.
– Đau họng: Ung thư lưỡi có thể kèm theo dấu hiệu này.
– Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như: lưỡi bị tê, thay đổi màu sắc, đau tai, giọng nói bị biến đổi bất thường, hôi miệng…
Khi bệnh phát triển đến những giai đoạn nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng sẽ ró rệt và phức tạp hơn. Cùng với đó là bệnh ngày càng khó điều trị và nguy cơ tử vong cao hơn. Chính vì thế. Ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN UNG THƯ LƯỠI GIAI ĐOẠN ĐẦU
Khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu tương tự như trên, bạn có thể sẽ cần trải qua một số xét nghiệm khác nhau. Thông qua đó, bác sĩ sẽ biết được chính xác tình trạng cũng như giai đoạn của bệnh ung thư nếu có: Ung thư lưỡi giai đoạn đầu, phát hay cuối? Bệnh có nghiêm trọng không? Cần áp dụng liệu trình điều trị nào phù hợp?…
Một số xét nghiệm cần thực hiện:
– Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
– Xét nghiệm mô bệnh học thông qua sinh tiết u.
Nếu đã xác nhận được căn bệnh xuất hiện ở lưỡi, cần thực hiện những xét nghiệm khác để biết ung thư lưỡi giai đoạn đầu đã phát triển đến đâu và có xảy ra di căn hay chưa:
– Xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ.
– Chụp X-quang xương quai hầm, tim phổi.
– Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
– Cộng hưởng từ sọ não.
– PET/CT.
Phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn đầu dựa trên những dấu hiệu bất thường nhận thấy, kèm theo khám sức khỏe định kỳ thường xuyên là cách tốt nhất để điều trị bệnh kịp thời. Điều trị sớm sẽ hạn chế được những rủi ro về sức khỏe. Cũng như giảm nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian sống.